Tán chuyện – ĐH Cornell, Mỹ
Môn học này tập trung vào công trình nghiên cứu của các nhà khoa học hơn là những tạp chí lá cải National Enquirer.
Vật thể lạ trong xã hội Mỹ - ĐH Temple, Mỹ
Môn học này phân tích phản ứng của xã hội Mỹ với vật thể lạ và người ngoài hành tinh.
Trèo cây – ĐH Cornell, Mỹ
Đây là môn học theo kiểu ngoại khóa kéo dài 10 ngày.
Thế giới kỳ diệu của bong bóng – Viện Công nghệ California, Mỹ
Học mọi thứ về bong bóng
Sự hấp dẫn của nam diễn viên Tupac Shakur – ĐH Washington, Mỹ
Làm đồ nội thất – Viện Công nghệ Massachusetts, Mỹ
Sống tốt với 1 đô la/ ngày – ĐH Alfred, Mỹ
Cách chiến thắng một cuộc thi sắc đẹp – ĐH Oberlin, Nhật Bản
Học từ YouTube – ĐH Pitzer, Mỹ
Mặt khác của phân biệt chủng tộc – ĐH Mout Holyoke, Mỹ
Khoa học về siêu nhân – ĐH California Irvine, Mỹ
Khoa học về Harry Potter – ĐH Frostburg, Mỹ
Môn học về Lady Gaga – ĐH Virginia, Mỹ
-Trong danh sách chị kể tôi thấy toàn phim hài là chủ yếu, phải chăng làm hài đang hái ra tiền?
Khác với lĩnh vực phim ảnh thông thường, luôn cần các gương mặt trẻ, hotgirl, hotboy thì với phim hài, các đạo diễn thường chỉ tin tưởng những nghệ sĩ có thâm niên. Điều này cũng lý giải vì sao các nghệ sĩ hài khi đã có tên tuổi thường làm không hết việc. Bên cạnh đó, làng hài lại không có nhiều nghệ sĩ nên lại càng trở thành “của hiếm” mỗi khi Tết đến, xuân về.
Cũng chẳng phải kiếm tiền dễ dàng hơn so với các lĩnh vực điện ảnh khác đâu, nhưng với hoàn cảnh của tôi, một mẹ một con, lựa chọn những phim ngắn để tham gia là tối ưu nhất. Vì tôi muốn dành thời gian cho con đang bước vào tuổi mới lớn. Thêm vào đó cũng vì anh em bạn bè quý nhau, mời nhau nữa.
Nghệ sĩ chúng tôi, khi anh em đưa kịch bản, thấy thích, thấy hợp là nhận lời ngay chứ không hẳn là cát xê cao thấp. Tham gia nhiều phim, có nhiều phóng viên còn bảo tôi bị “tiền vật” nhưng kỳ thực tôi là người quá yêu nghề.
Sức khoẻ của tôi năm qua không tốt, bác sĩ khuyên tôi phẫu thuật càng sớm càng tốt. Nhưng đã nhận lời anh em làm phim rồi mà bỏ thì khó xử quá. Loạt phim như vậy mà tôi nghỉ thì ảnh hưởng tới cả ekip. Rất may, những ngày làm phim, giá rét hay mưa rào, có phân đoạn đứng nhiều tôi không chịu được, các đạo diễn rất thương tình tạo điều kiện cho tôi ngồi nghỉ đôi chút. Cái tình của nghệ sĩ lớn như vậy nên tôi phải nhận lời thôi. Tôi bị “tình” vật chứ không phải “tiền” vật (cười lớn).
- Chị nói nhiều về tình nghệ sĩ nhưng mới đây cũng có một nghệ sĩ đã phải kêu gọi rằng, giữa xã hội bộn bề, nghệ sĩ nên sống có tình có nghĩa với nhau hơn, đây là góc khuất nghề nghiệp sau ánh hào quang?
Góc khuất chỗ nào tôi không hay nhưng những người tôi từng làm việc tôi đều trân trọng, tôi là người sống rất tình cảm. Nếu thân thì thường xuyên qua lại với nhau, chia sẻ công việc buồn vui. Còn không thân, không chơi gặp nhau vẫn vui vẻ. Tôi luôn quan niệm, trời đất bao la, ai với được tới đâu thì với, lộc tới ai người đó hưởng. Tôi làm việc gì cũng lặng lẽ.
Quan điểm của tôi sống phải có trên có dưới, biết trước biết sau. Chẳng biết nghệ sĩ chỗ nào sống không có tình có nghĩa nhưng những chương trình tôi kêu gọi từ thiện tôi luôn nhận được sự ủng hộ hết lòng từ nghệ sĩ.
Họ tham gia không đồng cát xê nào mà vẫn rất vui vẻ. Cặm cụi và một mình cứ thế thức khuya dậy sớm, vào dịp cuối năm làm phim hài tết, sáng nào cũng phải dậy và ra khỏi nhà từ 5h sáng để đến điểm quay, nếu muộn hơn là bị tắc đường và sẽ ko đến kịp giờ quay, chưa bao giờ tôi phải để cho đoàn phim chờ đợi phút nào, rất ý thức và làm việc rất kỷ luật.
Dù hàng ngày trên sân khấu khiến bao khán giả cười nghiêng ngả với các tiểu phẩm hài nhưng 6 năm nay, sâu thẳm trong nghệ sĩ Trà My là nỗi buồn khó lòng san sẻ. |
Người ta có đôi có cặp, còn tôi...
-Tết đến, kênh nào cũng thấy chị ‘mua vui’ cho khán giả, ngoài đời ai mua vui cho chị?
Chính khán giả lại mua vui cho tôi. Tôi nói thật, chân tình. Có nhiều khán giả yêu quý tôi lắm, mùa gì thức đó, có ngô ngon họ gửi cho tôi, có vài mớ rau muống sạch họ cũng mang tận nơi, đôi khi cũng chỉ vài cân gạo họ tự tay trồng được. Có người biết chồng tôi từng bị ung thư, còn gọi điện hỏi han quá trình chăm sóc bệnh nhân ung thư như nào, chế độ ăn uống ra sao.
Lại nữa, có cặp vợ chồng đang căng thẳng muốn ly hôn, người vợ lại hỏi ý kiến tôi. Khi cô ấy nói ra câu chuyện của mình, tôi khuyên nhủ, câu chuyện xích mích không có gì to tát, hãy vì con mà bỏ bớt cái tôi của nhau.
Hơn ai hết, tôi hiểu những đứa trẻ thiếu cha hay thiếu mẹ trong lòng chúng đều rất khổ tâm, bố hay mẹ có bù đắp thế nào cũng không thể bằng cả hai cùng nhau yêu thương con. Cô ấy nghe ra và vài tháng sau lại gọi điện cảm ơn tôi, vì tôi mà vợ chồng cô ấy không tan vỡ. Như vậy là tôi vui lắm rồi. Cười như “ma làm” trên sân khấu nhưng tối về khóc một mình.
- Nhiều người vẫn nói đời nghệ sĩ hài giống kép Tư Bền, ẩn sâu trong những tiếng cười là những giọt nước mắt, chị cũng không ngoại lệ?
Từ ngày chồng tôi mất, 6 năm nay chưa năm nào tôi vui cả. Cứ tới khoảnh khắc giao thừa tôi lại buồn, buồn vô cùng. Tôi chỉ lặng lẽ sắp cơm, những món chồng thích rồi tụng kinh. Những ngày con còn nhỏ, ngủ chung với tôi, thấy tôi quay lưng là cháu lại kéo tôi lại rồi nhìn thẳng mắt mẹ, xem có khóc không. Tôi lau vội nước mắt.
Còn giờ cháu lớn, ngủ riêng, tôi có góc riêng để lúc buồn khóc thoải mái. Có những đêm cười trên sân khấu nhưng về nhà tôi nằm vật ra giường rồi khóc. Chồng là người yêu gia đình vô điều kiện và đứng đằng sau hỗ trợ sự nghiệp của tôi rất nhiều. Anh ấy mất đi để lại khoảnh trống lớn, dù cố gắng quên nhưng khoảng trống đó có lẽ không thể lấp đầy.
Rồi những ngày cận Tết, ra đường, thấy các cặp đôi cùng nhau sắm tết, vợ chồng bàn bạc mua gì, cắm hoa gì... Tôi thì một mình, làm gì cũng một mình, bày đẹp biện nhà cửa đẹp cỡ mấy cũng chẳng còn nghe tiếng động viên từ chồng. Đơn giản chỉ ra quán ăn bát phở, thấy vợ chồng người ta vui vẻ lau bát đũa cho nhau, tôi cũng thấy chạnh lòng.
Bây giờ tôi đi sắm Tết, tôi luôn nhớ sở thích của chồng, chẳng hạn anh thích đào đỏ, tôi không bao giờ mua đào phai về thắp hương. Tôi mua cái gì cũng hỏi ý kiến chồng, giờ vẫn thế, cứ lẩm bẩm bảo: Em mua cái này nhé, em lấy cái kia nhé! Tôi thực sự cô đơn, buồn lắm luôn. Bạn làm tôi khóc rồi đấy...
Nghệ sĩ Trà My vừa là cha, vừa là mẹ trong nhà. Còn con chị vừa đóng vai trò là con trai - như bờ vai vững chãi cho chị, vừa đóng vai trò là con gái - phụ giúp chị việc nhà và những bữa cơm ngon. |
- 6 năm trôi qua, sao chị không tìm bờ vai để dựa, bớt cảnh cứ phải gồng mình lên chống chọi với sự cô đơn?
Có chứ, nhiều lúc tôi cũng nghĩ nên tìm một bờ vai để dựa nhưng rồi nghĩ đi nghĩ lại cũng chẳng giải quyết được vấn đề gì. Nếu hạnh phúc mỉm cười với mình một lần nữa thì không sao nhưng chẳng may không tốt, lại khổ mình khổ con. Tôi lại thôi đành, dành hết tình cảm cho con và lấy con là chỗ dựa tinh thần cho mình vậy.
- Nhà có một mẹ một con, 2 mẹ con dành hết tình cảm cho nhau, con chị cũng lớn, cháu có người yêu chị có sợ mình bị san sẻ tình cảm, nỗi buồn lại càng chất chứa?
Thực ra con tôi cũng lớn, tôi không thể giữ mãi cháu bên mình, đôi lúc phải buông để con trưởng thành va vấp. Lúc nào tôi cũng nói với con, dù thế nào mẹ cũng là số 1. Giống như tôi đang đối xử với mẹ mình, có gì ngon, mẹ ốm đau hay cần mình, phải có mặt ngay.
Nên tôi “mặc cả” với Phúc rằng, đi chơi với người yêu mà mẹ cần là phải về, không có chuyện từ chối. Tết dương lịch vừa qua, Phúc xin tôi đi chơi với bạn nhưng ở nhà một mình buồn quá, tôi gọi bảo Bao giờ con về? Phúc ngay lập tức về bên tôi, cháu là người biết nghe lời và thương mẹ.
Cháu luôn bảo mẹ yên tâm bao giờ mẹ cũng là số 1, tôi tin như thế.
- Nhưng “mặc cả” với con như thế, chị có sợ sẽ gây áp lực cho con dâu mình trong tương lai?
Không, tôi không cho đó là áp lực và quá đáng. Người Việt Nam luôn coi trọng đạo hiếu, dù gì đấng sinh thành ra mình cũng phải trân trọng, tôi luôn dạy con như vậy. Yêu con như vậy nhưng mẹ đẻ ra tôi giờ còn sống, tôi vẫn coi là số 1 cơ mà.
Tôi luôn gieo vào con một cách sống nhân ái, yêu thương nhau. Hàng ngày con chứng kiến những việc tôi làm, cháu ngấm dần và giờ như một phản xạ vô điều kiện. Chẳng hạn thấy cụ già bán rau bên đường, cháu nhìn thấy là nói mẹ đỗ xe mua hết rau cho bà cụ đi. Cha mẹ sinh con trời sinh tính, tôi luôn dạy con như vậy, chỉ mong con lớn lên trở thành người tốt.
Tình Lê
Sau nhiều năm đi diễn, vợ chồng nghệ sĩ Trà My đã xây được căn nhà khá khang trang tại Minh Khai, Hà Nội
" alt=""/>Trà My: Ngày cười 'như ma làm' trên sân khấu, tối về khóc một mìnhViệc đào tiền số tại Kazakhstan bị định trề vì mất điện. Ảnh: Reuters.
Trong tháng trước, 3 nhà máy nhiệt điện lớn nhất nước này phải đóng cửa khẩn cấp.Coindeskcho biết sau sự cố, Bộ Năng lượng Kazakhstan bắt đầu hạn chế các “trại đào” tiền số sử dụng hơn 100 MW điện trong vòng hai năm. Đồng thời, Trung tâm Điều hành Lưới điện liên bang cảnh báo rằng chỉ phân bổ điện cho 50 công ty khai thác có đăng ký với chính phủ. Ngoài ra, nếu mạng lưới gặp vấn đề, các doanh nghiệp này sẽ bị cắt điện đầu tiên.
Khai thác tiền số đang gây áp lực lên hệ thống điện lưới Kazakhstan. Việc này khiến nhiều thị trấn và làng mạc trên 6 khu vực của đất nước bị thiếu điện từ tháng 10. Bộ năng lượng nước này ước tính nhu cầu điện tại quốc gia Trung Á đã tăng 8% từ đầu 2021, sau khi các công ty khai thác tiền số di cư khỏi Trung Quốc. Trước đó, Kazakhstan chỉ tăng 1-2% lượng điện tiêu thụ mỗi năm.
Theo dữ liệu từFinancial Times, có ít nhất 87.849 máy đào tiền mã hóa được chuyển từ Trung Quốc sang Kazakhstan.
Xive.io, công ty Kazakhstan chuyên cung cấp nơi đặt máy khai thác cho thợ đào nước ngoài phải đóng cửa một trung tâm lớn vào 24/11. Họ tháo dỡ 2.500 dàn đào vì không có điện để hoạt động.
“Quá nhiều công việc, hy vọng công ty của chúng tôi không sụp đổ”, Didar Bekbau, đồng sáng lập Xive.co đăng trên Twitter hôm 24/11.
Nhà chức trách Kazakhstan cho rằng nhóm “thợ đào xám” (công ty bất hợp pháp) đã gây ra tình trạng thiếu điện tại nước này. Bộ năng lượng ước tính các doanh nghiệp này đã lấy 1.200 MW từ lưới điện, nhiều gấp đôi so với những “thợ đào trắng” (công ty có đăng ký với chính phủ).
Kazakhstan phải mua thêm điện từ Nga
Để bù đắp cho sự thiếu hụt, kể từ 2022, những người đào tiền số phải trả trên phụ phí 1 tenge Kazakhstan (0,0023 USD) cho mỗi kWh. Tuy nhiên, cho đến khi quy định được áp dụng, Kazakhstan phải đàm phán với Inter RAO, công ty năng lượng có trụ sở tại Moscow, Nga để mua thêm điện.
Kazakhstan phải mua điện từ Nga để giải quyết nhu cầu trong nước. Ảnh: Reuters. |
“Chắc chắn việc mua điện từ Nga sẽ giải quyết được vấn trong ngắn hạn. Nhưng tôi nghĩ rằng cần có một cuộc thảo luận lớn về chính sách năng lượng mà Kazakhstan đang theo đuổi”, Luca Anceschi, Giáo sư nghiên cứu Á-Âu tại đại học Glasgow cho biết.
Ông cho rằng chính phủ đang tập trung vào lợi nhuận từ khai thác Bitcoin mà không quan tâm đến năng lực sản xuất điện. “Đây là một trong những quốc gia giàu năng lượng nhất châu Á. Trên lý thuyết, việc thiếu điện không nên xảy ra”, ông Anceschi nói.
Trước tình trạng này, một số công ty đã tìm cách chuyển máy đào khỏi Kazakhstan.
“Kazakhstan là nơi đầu tiên tôi đưa giàn đào đến vì điện rẻ. Tuy nhiên, giờ năng lượng đã mất hoàn toàn. Tôi sẽ đưa máy móc của mình đến Nga”, Ricky Hoo, thợ đào người Australia đang sở hữu 40 máy khai thác tiền số đặt ở Kazakhstan cho biết.
Tình trạng thiếu điện vì đào tiền số không chỉ có ở Kazakhstan. Iran đã cấm khai thác tiền mã hóa từ tháng 5-9 để ngăn chặn vấn đề thiếu điện.
Theo Zing/Financial Times
Các thợ đào Bitcoin trên khắp thế giới đang cố gắng xoa dịu chỉ trích về nguồn năng lượng tiêu thụ, giảm thiếu tác động xấu đến môi trường.
" alt=""/>Một quốc gia thiếu điện vì thợ đào Bitcoin